Trọc Phú Là Gì? Phân Biệt Trọc Phú và Người Giàu Như Thế Nào?

“Trọc phú là gì?” là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm. Vậy trọc phú khác gì so với người giàu? Nếu bạn chưa có kiến thức về chủ đề này, hãy cùng Sen Tây Hồ tìm hiểu ngay sau đây.

Trọc Phú Là Gì?

Trọc phú là từ dùng để chỉ những người giàu có nhưng thiếu hiểu biết, dốt nát, hoặc giàu có nhưng lại bần tiện, keo kiệt. Họ có thể có rất nhiều tiền, nhưng lại thiếu đi sự tinh tế, văn hóa và lòng tự trọng.

Họa sĩ Đào Hải Phong từng chia sẻ: “Chí ít mua tranh thật của một họa sĩ không nổi tiếng còn hơn mua tranh rởm của một họa sĩ nổi tiếng. Hai cái khác nhau thế mà nhiều người lại cứ thích chơi đồ giả.”

Trong một cuộc trò chuyện với họa sĩ Lê Thiết Cương, anh cũng đề cập đến “tình trạng trọc phú hóa” ở nhiều người mới chơi đồ. Họ có nhiều tiền, nhưng kiến thức lại không tương xứng với số tiền bỏ ra. Sự xuất hiện của tầng lớp người giàu lên quá nhanh, nhưng chưa kịp trang bị cho mình một nền tảng văn hóa vững chắc, dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười.

Đầu Tư Vào Giải Trí Rẻ Tiền và Nhầm Lẫn Với Nghệ Thuật

– Theo anh, xu hướng “trọc phú hóa” ngày càng phát triển mạnh mẽ, đúng không?

– Không phải là phát triển mạnh mẽ, mà là phát triển rầm rộ. Một quan niệm phi thẩm mỹ kéo theo hàng loạt ảnh hưởng khác. Khi ý kiến đó, dù tốt hay xấu, ảnh hưởng quá nhiều, nó sẽ trở thành đúng. Đó mới là điều nguy hiểm.

Ngày nay, nhiều người không quan tâm đến giá trị văn hóa, tri thức, thẩm mỹ của một bộ bàn ghế hay đồ vật trang trí trong nhà, mà chỉ quan tâm đến giá trị vật chất.

Ví dụ, gần đây nhiều người trên 30 tuổi có tiền đổ xô đi mua đồ âm thanh cao cấp. Về mặt thẩm mỹ và thiết kế, đó là những món đồ rất đẹp, có thể phát ra những âm thanh tinh tế như nhạc cổ điển, tiếng violin.

Nhưng đáng tiếc, họ lại sử dụng những bộ dàn âm thanh đó để nghe nhạc sến. Hóa ra, bộ dàn giá trị hàng chục nghìn đô la lại không được dùng để nghe những thứ cần sự tinh tế. Tương tự, nhiều cơ quan công quyền và gia đình khá giả chơi những bộ bàn ghế rất tốt, nhưng kiểu dáng lại nặng nề và không đẹp.

Người ta đầu tư nhiều tiền vào những thứ giải trí rẻ tiền và nhầm lẫn với nghệ thuật. Nghệ thuật đồng nghĩa với sự sáng tạo. Ngày xưa, trọc phú là tầng lớp thấp kém. Nhưng trọc phú ngày nay mà được như phú ông thì cũng đã khá rồi.

Nhiều Người Thích Chơi Đồ Giả

– Tôi cho rằng người ta thưởng thức giá trị tiêu dùng hơn là giá trị tinh thần. Khi chỉ thưởng thức giá trị tiêu dùng mà không có giá trị văn hóa, họ sẽ mất đi lòng tự trọng.

Có người sẵn sàng mua cho con cái một chiếc xe hơi đắt tiền, nhưng họ cho đó là chuyện bình thường. Mua một bức tranh trị giá hàng triệu đô la cũng là để khoe tiền, nhưng nó “sang” hơn là mua một chiếc ô tô đắt tiền. Vì một bên là giá trị trí tuệ, một bên là giá trị vật chất. Giá trị vật chất thì hữu hạn, còn giá trị trí tuệ là vô giá.

Để hiểu được giá trị tinh thần, người ta cần có văn hóa, tri thức và sự trau dồi. Tôi ngạc nhiên và trân trọng những nghệ sĩ ở Việt Nam, dù không có thị trường trong nước, họ vẫn đam mê làm nghệ thuật. Họ chấp nhận hy sinh để theo đuổi đam mê.

Nếu mỗi doanh nghiệp quan tâm đến mỹ thuật và mua các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam, thì điều đó thật tuyệt vời.

Nhiều nghệ sĩ dù không nổi tiếng, không có phong cách rõ rệt, nhưng họ vẽ bằng đam mê và sự chân thật. Tác phẩm của họ hơn hẳn những tranh đá, tranh gỗ mua ở vỉa hè. Mua tranh thật của một họa sĩ không nổi tiếng còn hơn mua tranh giả của một họa sĩ nổi tiếng.

– Nghe nói tranh của anh đắt lắm, toàn người nước ngoài mua. Anh có thể tiết lộ giá mỗi bức tranh anh vẽ là bao nhiêu không?

– Tranh của tôi không rẻ, nhưng không đắt. Vừa rồi tôi đi trại sáng tác ở Ấn Độ và thấy tranh của mình quá rẻ so với các họa sĩ khác trong khu vực.

Văn Hóa Suy Thoái Sẽ Kéo Theo Nhiều Hệ Lụy

– Ông ngoại tôi, một người Hà Nội gốc, từng kể rằng ngày xưa các cụ mời nhau đến nhà ăn uống rất trang trọng: “Đêm nay mời ông sang nhà tôi để ngắm hoa quỳnh nở.”

Mời từ 4h chiều để ngắm hoa quỳnh nở có nghĩa là chủ nhà phải lo bữa ăn cho khách từ chiều đến đêm. Các cụ mời nhau ăn một bữa thịnh soạn với những món đặc sản Hà Nội, nhưng lại dùng một cụm từ rất tao nhã là “ngắm hoa quỳnh”. Nó khác hoàn toàn với kiểu mời nhau tục tĩu và thô thiển như hiện nay.

Kiến thức thể hiện ngay cả ở chuyện trả tiền. Việc muốn trả tiền ăn cho người khác cũng phải xin phép, dù đó là thể hiện lòng tốt. Tôi đã gặp vài lần như vậy và cảm thấy rất mất tự do.

Tôi cũng từng chứng kiến cảnh người ta tranh nhau trả tiền, giằng co đến mức ví rơi cả vào nồi nước phở. Khi kiến thức xuống cấp, nó sẽ kéo theo nhiều thứ xuống, rồi đến một lúc nào đó sẽ không còn lễ nghĩa nữa.

Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng không mua được lòng tự trọng.

Người Giàu Là Gì?

Người giàu và trọc phú đều là người giàu có, nhưng có người được kính trọng, có người bị khinh khi. Trọc phú là từ dùng để chỉ những người giàu nhưng không sang, phú mà không quý. Có tiền mà bị người đời chê là trọc phú thì coi như không ra gì.

Có những người giàu lên nhờ học hành, rèn luyện và trưởng thành trong môi trường giáo dục. Họ là những người có tài năng, trí tuệ và tấm lòng, luôn tận tâm phụng sự xã hội.

Trọc phú cũng giàu, nhưng phần lớn là do cơ hội, may mắn hoặc cấu kết với quan chức. Giàu kiểu này rất dễ nhận ra, dù có nhiều tiền cũng không giấu được sự thiếu hiểu biết và văn hóa.

Phân Biệt Người Giàu và Trọc Phú

Để dễ hình dung sự khác biệt, ta có thể so sánh người giàu và trọc phú qua các yếu tố sau:

Đặc điểm Người giàu Trọc phú
Uy tín Dựa trên sự nỗ lực và đảm bảo Cáo mượn oai hùm
Đồng tiền Để mua sự thuận tiện và đạt kết quả tốt Là công cụ để mua được mọi thứ
Đầu tư Đốt cháy mình trong những cơ hội hướng đến tương lai Chơi canh bạc, đẩy người khác vào nguy cơ
Tự hào Vị thế xứng đáng trong sự tăng trưởng chung Dựa trên những điều phù phiếm và hãnh tiến
Mục tiêu Tầm nhìn được xã hội nhân văn thừa nhận Kiếm tiền và đạt được lợi ích cho riêng mình
Hạnh phúc Niềm vui cống hiến và chia sẻ Đắc chí với những gì mình có mà người khác không có
Tri thức Kết quả của sự trăn trở, trải nghiệm và đúc kết Số lượng bằng cấp và câu trích dẫn để khoe mẽ
Sự giàu có Thành quả văn hóa để tiếp thu những điều tuyệt vời của thế giới Tài sản quy đổi ra tiền
Hành động Đóng góp cho xã hội, để lại danh tiếng tốt đẹp Tìm kiếm lợi ích cá nhân, tích cóp cho bản thân
Tín ngưỡng Tin tưởng vào đạo lý và giá trị truyền thống Lo lắng về quả báo vì những hành động sai trái
Mơ ước Mạnh mẽ hơn, cao cả hơn để khai phá Thoát khỏi những hạn chế tầm thường để hưởng thụ nhiều hơn
Học tập Hướng đến đạo đức, tư tưởng và ứng dụng Để có thêm công cụ tranh giành lợi ích

Rõ ràng, sự khác biệt giữa người giàu và trọc phú không chỉ nằm ở số tiền họ có, mà còn ở cách họ kiếm tiền, cách họ sử dụng tiền và cách họ sống.

Nguồn: Tổng hợp từ Vietnamnet, Chungta,…